Vlookup là một trong những hàm cơ bản thường dùng trong excel. Hàm vlookup cho phép người sử dụng tìm kiếm các giá trị theo cột, không tìm kiếm theo hàng. Bài viết dưới đây của Vi Tính Thịnh Tâm sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm vlookup. Bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Hàm vlookup là gì?
Hàm vlookup được sử dụng khi người dùng cần tìm dữ liệu trong một bảng tính. Hàm này sẽ thực hiện tìm kiếm trên phạm vi hàng dọc và trả dữ liệu tương ứng theo hàng ngang. Hàm vlookup này được ứng rộng rãi trong các dữ liệu liên quan đến số lượng, đơn giá, sản phẩm. Hoặc có thể tìm kiếm thông tin dựa trên mã sản phẩm nhanh chóng.
Cấu trúc của hàm Vlookup sẽ bao gồm:
=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, [Range_lookup]). Trong đó:
- Lookup_value: Giá trị cần dò tìm. Bạn có thể điền giá trị trực tiếp vào công thức hoặc tham chiếu tới một ô trên bảng tính Excel.
- Table_array: Bảng giới hạn để dò tìm, bạn cần F4 để Fix cố định giá trị cho mục đích copy công thức tự động, nếu bạn sử dụng laptop, có thể bạn sẽ cần bấm phím FN+F4 để cố định tham chiếu cho vùng bảng tính này.
- Col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm, tính từ trái qua phải.
- Range_lookup: Là giá trị Logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định so sánh, tìm kiếm chính xác hay so sánh, tìm kiếm tương đối với bảng giới hạn.
>> Xem thêm: Điểm danh 5 dòng laptop xách tay cực HOT 2021
Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm VLOOKUP
- Lỗi #N/A
Lỗi này xuất hiện khá nhiều khi thực hiện hàm VLOOKUP. Lỗi #N/A khi sai bảng giới hạn dò tìm. Khi thực hiện lệnh tìm chỉ có thể tìm các giá trị trên cột ngoài cùng bên trái trong Table_array. Trường hợp không sẽ xuất hiện lỗi #N/A bạn có thể cân nhắc sử dụng hàm INDEX kết hợp hàm MATCH.
- Lỗi #REF!
Nếu Col_index_num lớn hơn số cột trong Table_array, bạn sẽ nhận được giá trị lỗi #REF!. Lúc này, bạn hãy kiểm tra lại công thức để đảm bảo Col_index_num bằng hoặc nhỏ hơn số cột trong Table_array.
- Lỗi #VALUE!
Nếu Col_index_num nhỏ hơn 1 trong công thức, bạn sẽ nhận giá trị lỗi #VALUE! Trong Table_array, cột 1 là cột tìm kiếm, cột 2 là cột đầu tiên ở bên phải của cột tìm kiếm, v.v… Vì vậy khi xuất hiện lỗi này, hãy kiểm tra lại giá trị Col_index_number trong công thức.
- Lỗi #NAME?
Lỗi #NAME? xuất hiện khi Lookup_value thiếu dấu ngoặc kép (“). Để tìm kiếm giá trị định dạng văn bản (Text), bạn dùng dấu ngoặc kép để Excel có thể hiểu công thức.
Hạn chế khi sử dụng hàm vlookup
- Chỉ hỗ trợ tham chiếu từ trái sang phải, không có chiều ngược lại.
- Chỉ hoạt động hiệu quả với các giá trị riêng biệt
- Số thứ tự cột tham chiếu luôn cố định khiến cho thao tác sao chép sang ô tính khác gặp nhiều khó khăn.
- Mặc định thiết lập “approximate match” khiến tốc độ phản hồi của bảng tính bị chậm đi
Cách sử dụng hàm vlookup hiệu quả, nhanh chóng
Cách sử dụng hàm vlookup sẽ phụ thuộc nhiều vào thông tin dữ liệu. Do đó, người dùng sẽ căn cứ vào dữ liệu cho trước để tìm kiếm và tính toán.
Cách dùng hàm VLOOKUP để tìm kiếm gần đúng
Theo đúng định nghĩa của Microsoft Office thì Range_lookup=1 khi chúng ta cần tìm giá trị tương đối.
Ví dụ: Để xếp loại học sinh dựa trên điểm trung bình thì Range_lookup=1. Vì để xếp loại theo bảng tham chiếu đã cho thì người dùng bắt buộc phải lấy giá trị tương đối nghĩa là gần đúng, 9.1 gần với 9, 5.3 gần với 5
Cách dùng hàm VLOOKUP để tra cứu ở 1 file Excel khác
Để sử dụng hàm VLOOKUP tra cứu dữ liệu từ một file Excel khác thì người dùng phải thực hiện viết hàm VLOOKUP ở file/Workbook muốn lấy dữ liệu. Sau khi viết giá trị muốn tìm kiếm thì bạn cần bấm dấu phẩy, sau đó chọn vùng dữ liệu cần tra cứu.
Ngoài các cách sử dụng hàm vlookup thì người dùng còn có thể áp dụng trong nhiều trường hợp khác như: tìm mã ngành, tìm data, tính thuế….
>> Xem thêm: Top 5 mẫu laptop gaming cũ dưới 10 triệu cấu hình cao
Như vậy trên đây là thông tin về cách sử dụng hàm vlookup đơn giản. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn đọc. Hãy tham khảo và thử áp dụng ngay hôm nay nhé.