Hàm if là một trong những hàm cơ bản trong bảng tính excel. Khi sử dụng hàm này người dùng sẽ dễ dàng tính toán được các dữ liệu trong khoảng bao nhiêu. Vậy cách sử dụng hàm if như thế nào để có kết quả nhanh chóng, chính xác? Các bạn có thể tham khảo bài viết sau của Vi tính Thịnh Tâm.
Đôi nét về hàm if
Hàm IF là một trong những hàm phổ biến nhất trong Excel. Hàm IF được dùng để kiểm tra dữ liệu có thỏa điều kiện người dùng đặt ra hay không và trả về kết quả theo biểu thức logic đúng hoặc sai. Hàm này cho phép người dùng thực hiện thao tác so sánh logic của một biểu thức cho trước và xét tính đúng sai của biểu thức đó.
Vì vậy, một câu lệnh IF có thể trả về hai kết quả. Nếu thỏa mãn điều kiện ban đầu bạn đặt ra hệ thống sẽ đưa ra giá trị hiển thị đúng theo yêu cầu. Ngược lại nếu trường hợp không thỏa điều kiện ban đầu thì hệ thống sẽ báo giá trị sai mà bạn đã yêu cầu trong biểu thức trước đó. Hàm IF có cấu trúc như sau:
=IF(Logical_test;Value_if_true;Value_if_false)
Trong đó:
- Logical_test là điều kiện.
- Value_if_true: thể hiện giá trị trả về nếu thỏa điều kiện
- Value_if_false: thể hiện giá trả về nếu không thỏa điều kiện.
Xem thêm: Mách bạn cách sử dụng tai nghe Bluetooth
Một số cách sử dụng hàm if đơn giản
Khi sử dụng hàm IF, người dùng sẽ cần lồng nhiều hàm IF với nhau hoặc lồng hàm IF với các hàng khác để tra cứu, tính toán dữ liệu. Bạn có thể hiểu cách dùng hàm IF khác như sau:
- Nếu điều kiện IF đúng => Thực hiện hành động 1.
- Nếu điều kiện IF sai => Thực hiện hành động 2
Trường hợp lồng nhiều hàm IF
Trong trường hợp bạn có từ 2 điều kiện khác nhau trở lên, bạn nên lồng các hàm IF lại với nhau để tạo thành một công thức hoàn chỉnh.
Lồng hàm IF với hàm khác
Ngoài các hàm IF được lồng với nhau, người dùng cũng lồng hàm IF với các công thức khác. Cách lồng này sẽ áp dụng trong các trường hợp điều kiện phức tạp như sử dụng hàm AND lồng với hàm IF.
Các lỗi hay xuất hiện khi sử dụng hàm IF
Khi biết cách sử dụng hàm if thì việc tính kết quả dữ liệu cho trước diễn ra nhanh chóng. Hơn hết kết quả trả về sẽ chính xác giúp tối ưu thời gian cho người dùng. Tuy nhiên nên thực hiện lệnh sai thì bảng tính sẽ xuất hiện các lỗi sau:
- Kết quả hiển thị trong ô bằng 0
Lỗi này xảy ra một trong hai giá trị value_if_true hoặc value_if_false đang để trống. Bạn cần phải điền đầy đủ thông tin giá trị tính. Nếu mục đích của bạn là muốn giá trị trả về để trống thay vì 0, hãy thêm 2 dấu ngoặc kép (“”), hoặc thêm giá trị cụ thể trả về.
Ví dụ: =IF(A1>5,”Đạt”,””) hoặc =IF(A1>5,”Đạt”,”Không Đạt”)
- Kết quả hiển thị trong là #NAME?
Lỗi này thường xảy ra khi công thức của bạn gõ sai chính tả. Nếu bạn gõ IF thành OF thì bảng tính sẽ không xuất hiện kết quả. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy kiểm tra lại chính tả trên công thức hay các dấu ngoặc trong hàm if lồng.
Tùy vào từng lỗi mà người dùng phải kiểm tra và soát loại lỗi. Như vậy kết quả trả về của biểu thức mới chính xác. Khi biết cách sử dụng hàm if bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để tìm kiếm và so sánh giá trị biểu thức.
Xem thêm: Bật mí cách kiểm tra các dịch vụ đang sử dụng của viettel
Như vậy trên đây là các thông tin về cách sử dụng hàm if và các lỗi thường gặp khi dùng hàm if. Các bạn có thể tham khảo và sửa lỗi ngay khi gặp kết quả không đúng. Nếu cần tham khảo thêm các thông tin về hàm trong excel, bạn có thể ghé Vi Tính Thịnh Tâm nhé.