Mặc dù đã nghe nhắc rất nhiều đến công nghệ sinh học nhưng không phải ai cũng biết công nghệ sinh học là gì. Công nghệ này đã xuất hiện từ khá lâu trước đây, trải qua quá trình nghiên cứu và vận dụng vào sinh vật sống để chế tạo ra các sản phẩm hữu ích với cuộc sống con người. Để hiểu rõ hơn về công nghệ này, bạn hãy cùng Vi tính Thịnh Tâm tìm hiểu thông tin hữu ích ngay dưới đây.
Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học là gì? Đây là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình, thiết bị kỹ thuật. Từ đó tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp. Những sản phẩm này đều có mục đích chung là phục vụ lợi ích con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Vậy công nghệ sinh học có mấy loại chính? Trong sự phát triển của công nghệ sinh học gồm có 3 loại:
- Công nghệ sinh học truyền thống: Được ứng dụng để chế biến thực phẩm dân dã có từ lâu đời như chao, tương, nước mắm,… Phương pháp thực hiện vẫn giống như phương pháp truyền thống.
- Công nghệ sinh học cận đại: Sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người như dùng nồi lên men công nghiệp để sản xuất mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym,… Công đoạn sản xuất sẽ được rút ngắn thời gian nhưng đảm bảo hiệu quả tốt hơn.
- Công nghệ sinh học hiện đại: Bao gồm công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường,… Những công nghệ này sẽ ứng dụng trực tiếp vào sản xuất.
Công nghệ sinh học là gì?
>>> Xem ngay: Dịch vụ sửa laptop chuyên nghiệp huyện Hóc Môn.
Mục đích công nghệ sinh học là gì? Với sự xuất hiện của công nghệ này đã giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra những công thức sản xuất tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân công hơn rất nhiều.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học
Chương trình đào tạo ngành công nghệ sinh học là gì? Khi theo học ngành này, các sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản như sau:
Nguyên lý và quá trình sinh học đại cương.
- Lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm.
- Nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học.
- Các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.
Chương trình đào tạo ngành học công nghệ sinh học đảm bảo cho sinh viên hiểu rõ các nguyên lý và kiến thức thực tiễn
Theo các chuyên gia đánh giá, ngành học công nghệ sinh học không hề đơn giản như các bạn vẫn nghĩ. Việc theo đuổi ngành học này đòi hỏi độ chính xác khi làm việc rất cao. Người làm việc sẽ cần thời gian dài để nghiên cứu hay tìm ra công nghệ mới, công nghệ phù hợp với sự phát triển loài người.
>>> Xem ngay: Cài phần mềm thiết kế áo Gerber Accumark tại TPHCM.
Các chuyên ngành của Công nghệ sinh học
Các chuyên ngành của công nghệ sinh học là gì? Những chuyên ngành bạn có thể lựa chọn như sau:
- Công nghệ vi sinh.
- Công nghệ tế bào.
- Công nghệ mô – công nghệ protein – enzym và kỹ thuật di truyền.
- Công nghệ sinh học nông nghiệp.
- Công nghệ sinh học công nghiệp.
- Công nghệ sinh học môi trường.
- Công nghệ sinh học thực phẩm.
- Công nghệ sinh học y dược, tin – sinh học.
Chuyên ngành công nghệ sinh học rất đa dạng
>>> Xem ngay: Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI là gì? Lợi ích của AI.
Trên đây, bạn đã biết công nghệ sinh học là gì và chương trình đào tạo ngành học này. Theo đánh giá, công nghệ sinh học hiện là ngành nghề mang đến cơ hội thu nhập hấp dẫn cho các bạn trẻ. Nếu bạn là người thích tìm tòi, nghiên cứu và chăm chỉ có thể lựa chọn ngành học này.