Công suất phản kháng là gì? Các biện pháp nâng cao hệ số phản kháng

Trong mạng lưới điện không thể thiếu được công suất phản kháng. Đặc biệt là những phụ tải có tính cảm như động cơ không đồng bộ, máy biến áp. Chúng giúp các tải này có thể hoạt động hiệu quả suốt quá trình làm việc. Để tìm hiểu chi tiết về công suất phản kháng là gì bạn hãy tham khảo bài viết sau của công ty Thịnh Tâm

Công suất phản kháng là gì? 

Công suất phản kháng hay còn gọi là công suất vô công. Đây là một phần công suất được tạo ra bởi những trường hợp trong tuabin của máy phát điện. Điều này rất quan trọng đối với các tải cảm. Công suất này sẽ góp phần tạo nên từ trường trong quá trình khởi động. Nếu không có nó tức là là không khởi động lại được các loại phụ tải. 

Công suất phản kháng sinh ra từ máy phát nhà máy thủy điện, nhiệt điện được truyền đi. Bao gồm 2 thành phần chính là công suất thực (P) và công suất phản kháng (Q). Đây là hai dạng năng lượng rất cần thiết khi vận hành bất kỳ hệ thống phụ tải nào. 

Công suất phản kháng là gì? 
Công suất phản kháng là gì?

Ảnh hưởng của công suất phản kháng

Công suất phản kháng có nhiều ảnh hưởng đến sản phẩm máy móc. Đặc biệt là chúng gây ra những điều xấu về kinh tế và kỹ thuật. Cụ thể những ảnh hưởng của công suất phản kháng như sau:

  • Lượng công suất phản kháng tiêu thụ sẽ không sinh công. Nên gây ra lãng phí về mặt kinh tế cho cá nhân, xí nghiệp. 
  • Về mặt kỹ thuật, công suất phản kháng sẽ gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền.

Chính từ những ảnh hưởng trên mà các bạn cần phải có biện pháp bù công suất phản kháng để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng. Trong đó cần phải nâng cao hệ số cosφ. Theo quy định của tập đoàn điện lực việt Nam hệ số công suất cosφ hạ thế từ 0,90 trở lên. 

Quy định này nhằm mục đích sẽ giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện. Điều này sẽ làm giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải đồng thời tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.

Công suất phản kháng có nhiều ảnh hưởng đến sản phẩm máy móc
Công suất phản kháng có nhiều ảnh hưởng đến sản phẩm máy móc

Các biện pháp nâng cao hệ số công suất phản kháng

Để nâng cao hệ số công suất phản kháng có 2 cách hiệu quả nhất đó là:

  • Phương pháp nâng cao hệ số cosφ tự nhiên
  • Phương pháp nâng cao hệ số cosφ nhân tạo 

Xem thêm >> Một số thông tin cần biết về hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ

Phương pháp nâng cao hệ số cosφ tự nhiên

Với cách nâng cao hệ số cosφ tự nhiên có nghĩa là dùng các biện pháp để hộ tiêu thụ điện giảm được lượng công suất phản kháng mà chúng cần có ở nguồn cung cấp. Bên cạnh đó là thay đổi và cải tiến quá trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý. Đồng thời thay thế các động cơ làm việc non tải bằng những động cơ có công suất nhỏ. 

Ngoài ra người dùng cũng nên hạn chế động cơ chạy không tải. Nếu công nghệ sử dụng cho phép thì nên dùng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ. Cuối cùng đó là thay biến áp làm việc non tải bằng máy biến áp có dung lượng nhỏ. 

Phương pháp nâng cao hệ số cosφ tự nhiên
Phương pháp nâng cao hệ số cosφ tự nhiên

Phương pháp nâng cao hệ số cosφ nhân tạo

Với phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách đặt các thiết bị bù công suất phản kháng ở các hộ tiêu thụ điện. Một số thiết bị bù công suất phản kháng bao gồm: 

Máy bù đồng bộ

Đây chính là động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải. 

  • Ưu điểm của thiết bị này đó là vừa có khả năng sản xuất ra công suất phản kháng. Đồng thời cũng có những khả năng tiêu thụ với công suất phản kháng của mạng điện. 
  • Nhược điểm đó là máy này có thêm phần quay nên việc lắp ráp, bảo dưỡng và vận hành sẽ phức tạp hơn. Đồng thời máy bù đồng bộ cũng thường được dùng khu bù tập trung với dung lượng lớn.

Bù bằng tụ 

Bù bằng tụ là phương pháp làm cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp. Do đó mà có thể sinh ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng điện. 

Ưu điểm của cách này đó là có công suất nhỏ, không có phần quay nên lắp đặt và vận hành đơn giản. Người dùng có thể thay đổi dung lượng bộ tụ bù theo sự phát triển của tải. Đặc biệt là giá thành của tụ sẽ thấp hơn so với máy bù đồng bộ. 

> Dịch vụ thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời tại TPHCM chất lượng giá tốt <<

Tuy nhiên cách này lại có nhược điểm đó là nhạy cảm với sự biến động của điện áp và kém chắc chắn. Đặc biệt là dễ bị phá hỏng khi ngắn mạch hoặc điện áp vượt quá định mức. Tuổi thọ bù có giới hạn, sẽ bị hư hỏng sau một thời gian làm việc. Khi đóng tụ bù này vào hệ thống mạng điện sẽ có dòng điện xung. Khi cắt tụ điện khỏi mạng trệ cực của tụ vẫn còn điện áp dư. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. 

Bù bằng tụ là phương pháp làm cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp
Bù bằng tụ là phương pháp làm cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp

Lời kết

Công suất phản kháng là một số liệu quan trọng trong hệ thống lưới điện. Khi có được thông tin về loại công suất này sẽ giúp bạn có thể sử dụng điện hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi công suất phản kháng là gì. 

Công ty Thịnh Tâm

  • Hotline/Zalo: 0919 694 699
  • Văn phòng: 028 6254 9844
  • Email: Nguyenxuanthinh19852014@gmail.com
  • Địa chỉ công ty: 19/1 Nguyễn Ảnh Thủ, Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo    0393 694 699    zalo    0353 694 699    zalo    090 798 4255    zalo    0919 694 699