Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy thủy điện khác nhau. Ở mỗi khu vực sẽ có những nhà máy khác nhau. Đặc biệt những nhà máy thủy điện mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau. Cùng tìm hiểu danh sách nhà máy thủy điện ở miền Nam và các thông tin bổ ích qua bài viết sau của công ty Thịnh Tâm.
Danh sách nhà máy thủy điện ở miền Nam
Tại khu vực miền Nam được xây dựng nhiều nhà máy thủy điện khác nhau. Dưới đây là danh sách nhà máy thủy điện ở miền Nam được chia sẻ sau:
Thuỷ điện Sông Ba Hạ
Đây là máy thủy điện nằm ở bậc thang cuối cùng trên bậc thang sông Ba. Là một trong những thủy điện lớn của khu vực này. Được quy hoạch trên địa bàn của 15 xã miền núi thuộc hai huyện đó là Sông Hinh (thuộc tỉnh Phú Yên) và huyện Krông Ba (tỉnh Gia Lai). Công trình này được thực hiện theo cơ chế đặc biệt của Thủ tướng Chính Phủ nên được rút ngắn tiến độ một năm rưỡi so với dự kiến.
Nhà máy thủy điện Thác Mơ
Đây là một nhà máy thủy điện sông Bé thuộc địa bàn của xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Nhà máy này được khởi công xây dựng từ cuối năm 1991 và được đưa vào sử dụng từ giữa năm 1995. Thủy địa Thác Mơ có công suất là 150 MW với 2 tổ máy.
Hồ chứa nước cho nhà máy được hoạt động có mức nước dâng bình thường là 218m. Chiều rộng là 109 km2 có dung tích là 1,36 tỷ m3. Đập chính của thủy điện này cao 50m, rộng 7m. Bên cạnh đó thủy điện này còn cung cấp nước cho đất đai của nhiều vùng và kiểm soát lũ ở vùng hạ lưu.
Xem thêm >> Tổng hợp danh sách nhà máy điện gió ở Việt Nam
Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi
Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi là một tổ hợp thủy điện nằm trên sông La Ngà thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Công trình này được khởi công vào năm 1997 và đã được đưa vào vận hành năm 2001. Có công suất của 2 tổ máy là 300 MW. Đặc biệt hồ chứa nước của nhà máy thủy điện này này trên hai tỉnh đó là lâm Đồng và Bình Thuận. Diện tích của mặt hồ ở mực nước dâng bình thường là 605 m khoảng 25,2 km2, dung tích là 695 triệu m3.
Đây là công trình có hệ thống đường hầm với chiều dài lên đến 7.765 m.Đập chính được đào đắp bằng đất đá đổ có chiều cao là 93,5m, chiều dài theo đỉnh đập là 686 m. Ngoài đập chính còn có 4 đập phụ được đắp bằng đất.
Nhà máy Thủy điện Trị An
Đây là nhà máy thủy điện thứ 4 của khu vực miền Nam. Công trình được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65km về phía Đông Bắc. Địa điểm này có ý nghĩa kinh tế tổng hợp. Với mục đích chính là hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác để cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc.
Bên cạnh đó đây cũng là đập thủy điện đa mục tiêu, công trình đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặt và điều tiết lũ… Nhà máy này được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ của Liên Xô từ 1984. Có 4 tổ máy với công suất thiết kế là 400 KW. Sản lượng điện trung bình của năm là 1,7 tỷ KWh.
Nhà máy thủy điện Yaly
Nhà máy thủy điện Yaly là một trong những nhà máy lớn ở khu vực Tây Nguyên. Yaly thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sesan. Diện tích của nhà máy là 20km2 nằm giáp ranh giữa huyện Chư Păh của tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum. Với tổng công suất lắp đặt lên đến 720 MW và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68 tỉ KWh.
Lợi ích của các nhà máy thủy điện
Các nhà máy thủy điện mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống và phát triển kinh tế. Dưới đây là một số điểm nổi bật bạn có thể tham khảo:
Thúc đẩy phát triển kinh tế cho các ngành khác
Các công trình thủy điện thường có tuổi thọ khoảng 100 năm hoặc cao hơn. Chi phí dành cho việc sửa chữa, bảo dưỡng cũng không nhiều. Đặc biệt năng lượng mà thủy điện tạo ra lại rất rẻ so với nguyên liệu khác phải mất nhiều chi phí. Việc chi phí sản xuất khá rẻ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của hầu hết các ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Có thể chủ động được công suất điện sản xuất ra
Các hồ chứa nước của thủy điện luôn là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng nhà máy thủy điện. Hồ chứa có tác dụng lưu trữ nước và điều chỉnh được lưu lượng nước theo ý muốn. Vì vậy mà nhà máy nhiệt điện có thể tùy chỉnh lượng điện năng sản xuất ra tùy vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Ngoài ra các hồ chứa còn lưu trữ được một lượng nước lớn, hoàn toàn có thể vượt qua được mùa khô, đảm bảo luôn cung cấp đủ điện năng để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Năng lượng thủy điện “ sạch ”
Việc tự sản xuất ra nguồn điện từ dòng nước sẽ không gây ô nhiễm không khí, không xả thải ra môi trường. Vì nguồn nhiên liệu cốt lõi của thủy điện là nước sông tự nhiên, bản chất của thủy điện là đưa nước sông vào. Sau đó vận hành nước qua tuabin và phát ra điện. Chính vì vậy mà rất an toàn cho môi trường.
Bài viết trên đây công ty Thịnh Tâm đã chia sẻ đến bạn danh sách nhà máy thủy điện ở Miền Nam rất chi tiết. Đây chính là nguồn cung cấp điện chủ lực cho khu vực phía Nam. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được thông tin bổ ích.
> Dịch vụ thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời tại TPHCM chất lượng giá tốt <<
Công ty Thịnh Tâm
- Hotline/Zalo: 0919 694 699
- Văn phòng: 028 6254 9844
- Email: Nguyenxuanthinh19852014@gmail.com
- Địa chỉ công ty: 19/1 Nguyễn Ảnh Thủ, Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM