Máy in là thiết bị vô cùng quan trọng, chỉ bằng những thao tác đơn giản là nó đã trở thành công cụ đắc lực của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta thường băn khoăn không biết khi nào thì nên thay mực mới. Sau đây là những dấu hiệu máy in hết mực. Vitinhttc.com mời bạn theo dõi nhé.
Các dấu hiệu máy in hết mực
Quan sát bản in:
Thông qua bản in, người dùng có thể dễ dàng nhận biết được máy in của mình đã gần hết mực hay chưa, hay gặp phải vấn đề nào khác ngoài hết mực hay không. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được với một số thương hiệu bao gồm HP, Canon, Samsung, và Xerox. Bởi lẽ khi gần hết mực, bản in sẽ xuất hiện nhiều vệt trắng ở mép tờ giấy, hay có khi là những vệt trắng dọc liên tục không đều nhau.
Ngoài ra, vị trí vệt trắng đa phần sẽ nằm ngay giữa bản in, tuy nhiên cũng có trường hợp nằm bên trái hoặc bên phải tờ giấy in.
Chú ý đèn báo hết mực trên máy in:
Bên cạnh đó các dòng máy mới hiện nay thường bổ sung thêm tính năng thông báo hết mực qua đèn báo. Ví dụ như máy in brother dòng HL bao gồm: Brother HL-2130 , HL-2140, HL-2366, HL-2360… Hoặc máy HP 2015, 2035, 2055, máy in canon 3300…cũng có chức năng này.
Theo dõi cảnh báo trên màn hình máy in:
Thêm một điều đáng lưu ý đó là trên máy tính sẽ hiện lên cảnh báo cho biết mực in đã gần hết. Tuy nhiên cần phải cài đặt bật thông báo bởi vì không phải máy nào cũng tự động thông báo. Ngoài ra, các bạn sẽ không phải lo lắng hiển thị tiếng Anh khó hiểu mà nó còn đi kèm hình ảnh trực quan nên vẫn có thể hiểu ngay được.
Riêng với loại máy in phun người dùng có thể nhận biết thông qua hiển thị level mực còn trong bình vô cùng dễ dàng và chính xác.
Dựa vào số lượng giấy đã in:
Đa phần nhà sản xuất sẽ quy định mức tiêu chuẩn cho hộp mực máy in là có thể in được số lượng bao nhiêu bản in được bao nhiêu với độ phủ mực 5%. Dựa theo đó người dùng có thể ước lượng được số bản in có thể in được, tùy theo mong muốn in nhiều hay ít để điều chỉnh lượng mực in.
Phương pháp này có thể dùng một số dòng máy không có hiển thị trên LCD hoặc trên màn hình máy tính hay đèn báo. Chẳng hạn như máy in canon 2900 có độ phủ mực 5% máy, từ đó ta tính được có thể in được tối đa là 1500 bản in tương đương với khoảng 3 ram giấy 1500 tờ.
Căn cứ vào thông số của hộp mực:
Tùy thuộc vào mỗi hãng máy in khác nhau thì tiêu chuẩn của hộp mực sẽ khác nhau, khi đó một số loại hộp mực chỉ cho phép in được khoảng 500- 800 bản. Còn các loại hộp mực khác có thể in số lượng cao hơn gấp 3 lần tới 1500 bản, 2000 bản i, ngoài ra hiện nay còn có dòng máy in A3 lên đến mức 6000 bản in A4. Vì thế, tùy theo thông số mỗi loại mực in mà chúng ta sẽ chọn mua phù hợp theo nhu cầu, chứ không phải in được nhiều hơn hay không là do dòng máy in đâu nhé!
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách đổ mực máy in tại nhà đơn giản nhất
Hướng dẫn thay mực máy in đúng chuẩn:
Chuẩn bị dụng cụ:
- Kìm đầu nhọn dùng để gắp các linh kiện, và ốc vít dùng trong hộp mực.
- Tua vít loại 2 cạnh và loại 4 cạnh dùng để tháo các ốc ra khỏi hộp mực.
- Quả xịt hơi với công dụng xịt mực còn lưu lại trên hộp mực cùng các linh kiện trong lúc nạp mực.
- Hộp nhựa dùng đựng ốc vít, hay lò xo phòng khi thất lạc và để mau chóng tìm thấy khi cần.
- Móc hay dùi đều được để tháo các loại chốt 2 đầu hộp mực.
- Khăn hay giấy mềm dùng để lau chùi sạch sẽ các linh kiện tránh bị bám mực.
- 1 lọ mực in, nên mua loại cho máy in laser đen trắng khoảng 130g-140g.
- 1 chiếc phễu dùng để đổ mực in.
- 1 chiếc chổi sơn.
Dụng cụ thay mực máy in
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lấy tua vít loại 4 cạnh tháo ốc dùng để tháo bánh răng và gỡ nắp ốp bảo vệ bánh răng trống, sau đó để sang 1 bên cho gọn, để tránh lạc mất có thể dùng nắp hộp mực để đựng.
- Bước 2: Tiếp theo cầm hộp mực sao cho đầu bánh răng hướng về phía mình, rồi ngửa mặt trống lên trên nhằm tránh trào mực cũ và mực thải ra ngoài làm bẩn máy. Sau đó dùng tay trái để cầm bên trống và tay phải cầm bên hộp mực, lưu ý chỉ dùng lực nhẹ để mở đồng thời giật từ từ tay phải về phía sau, như vậy là 2 bộ phận khay chứa mực thải gồm trống và trục cao su đã được tách rời khỏi khay chứa mực gồm trục từ.
- Bước 3: Tiếp đến bạn tháo vít mặt không chứa bánh răng, sau đó nhấc trục từ ra. Lúc này hãy dùng khăn sạch mềm lau chùi trục từ, rồi đổ mực vào khay chứa mực.
- Bước 4: Sau khi đã nạp mực và lắp lại trục từ xong, tiếp tục tháo trống, trục cao su và gạt mực thải nhằm làm sạch đồng thời bỏ mực thải đi. Chú ý không cầm trực tiếp vào trống và trục cao su mà chỉ vệ sinh bên ngoài nhẹ nhàng, bởi vì nếu như 2 thiết bị này bị bám bẩn, chúng sẽ hiển thị trực tiếp trên bản in.
- Bước 5: Cuối cùng lắp lại hộp mực như ban đầu là đã có thể sử dụng.
- >>> Xem thêm: Dịch vụ nạp mực in ở Hóc Môn uy tín, giá tốt phục vụ tận nơi
Hướng dẫn thay mực máy in khi hết mực
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích về các dấu hiệu máy in hết mực nhé!