DNS là gì và tầm quan trọng đặc biệt của DNS

Cái tên DNS kể cả đối với những người không tìm hiểu chuyên sâu về công nghệ thông tin đều đã từng nghe qua hoặc biết đến cụm từ viết tắt này. Nếu bạn đang mệt mỏi vì ngày ngày vật lộn với những thông tin mơ hồ hay các nhặt nhạnh khó hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thì mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết nếu bạn mua tên miền hay nói đơn giản hơn đó là sử dụng DNS. Hãy cùng Vi tính Thịnh Tâm đọc bài DNS là gì? để tìm hiểu chi tiết hơn về DNS này nhé!

Một số thông tin cơ bản của DNS

Trước khi đi vào sử dụng DNS một cách hiệu quả và chất lượng nhất thì người dùng nên tìm hiểu những thông tin cơ bản của DNS hay những ảnh hưởng lớn của hệ thống này đối với mạng Internet. Cụ thể như sau:

Khái niệm của DNS

DNS được phát minh vào năm 1984 và là cụm từ viết tắt của Domain Name System với tên tiếng Việt là hệ thống phân giải tên miền. DNS chỉ cho phép một hệ thống thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống này giúp cho máy tính và con người có thể giao tiếp với nhau một cách tiện lợi và dễ dàng hơn, giúp cho biên dịch tên miền trở thành các dãy số để máy tính có thể đọc hiểu được.

DNS là gì
DNS đơn giản là giúp máy tính và con người dễ dàng giao tiếp

Các thao tác của DNS giúp liên kết các thiết bị mạng lại với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể nào đó cho các thông tin trên mạng Internet.

Mục tiêu và chức năng của DNS

Mục tiêu của DNS khá là đơn giản chỉ giúp cho người dùng có thể dễ dàng nhớ những chuỗi số dài và khó hiểu. Còn về chức năng thì DNS như một người phiên dịch và giúp truyền đạt thông tin, làm công việc dịch tên miền thành một địa chỉ IP với 4 nhóm khác nhau. Bởi vậy mà mỗi khi người dùng cần đăng nhập vào một website nào đó thì chỉ cần nhập tên là trình duyệt đã có thể tự động nhận diện và được ưu tiên sử dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.

DNS là gì
Chức năng độc đáo và tiện lợi của DNS

DNS đóng vai trò rất quan trọng khi người dùng tùy ý truy cập vào một trang web hay gửi gmail. Mỗi địa chỉ IP được dùng để thiết lập và kết nối giữa server với máy khách để khởi đầu cho một kết nối.

Các loại DNS Server và vai trò

DNS Server được chia thành 4 Server để tham gia vào hệ thống phân giải tên miền. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 2 Server đặc biệt sau đây:

Root Name Server

Đây là một Server được coi là quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS, chính là một thư viện để định hướng tìm kiếm tên miền thuộc mức cao nhất của người dùng. Sau đó thì các máy chủ tên miền mức Top-level-domain có thể cung cấp các thông tin về địa chỉ của máy chủ Authority cho tên miền mức Second-level-domain chứa tên miền muốn tìm.

DNS là gì
Root Name Server của DNS

Quá trình này được tiếp tục cho đến khi máy chủ tên miền tìm ra tên miền muốn tìm. Quá trình này luôn bắt đầu bằng các truy vấn gửi cho máy chủ ROOT. Nên nếu các máy chủ tên miền ở mức ROOT không hoạt động thì quá trình tìm kiếm này được coi như không được thực hiện.

Local Name Server

Đối với Local Name Server thì lại chứa thông tin để tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền ở mức thấp hơn. Nên thường được duy trì bởi các doanh nghiệp hay các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Cơ chế hoạt động của DNS

Khi người dùng muốn truy cập vào một địa chỉ Website nào đó thì chương trình trên máy tính sẽ gửi yêu cầu tìm kiếm với địa chỉ IP tương ứng với tên miền tới máy chủ quản lý miền cục bộ thuộc mạng đó. Máy chủ này sẽ kiểm tra trong cơ sở dữ liệu chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP mà người dùng yêu cầu. Nếu máy chủ tên miền có cơ sở dữ liệu này thì sẽ trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền đó.

Cách sử dụng DNS hiệu quả

Mỗi DNS đều có tốc độ khác nhau nên người dùng nên lựa chọn DNS Server phù hợp cho riêng mình. Với trường hợp DNS của nhà cung cấp mạng thì người dùng không cần điền địa chỉ DNS khi kết nối mạng của mình. Còn nếu là DNS của máy chủ khác thì nên điền cụ thể các thông tin, địa chỉ của máy chủ đó. Người dùng có thể thay đổi DNS Server với các bước như sau:

  • Bước 1: Người dùng cần vào phần Control Panel ở trong Start Menu
  • Bước 2: Tại đây người dùng có thể truy cập vào View network status and tasks.
  • Bước 3: Truy cập vào mạng Internet mà người dùng đang sử dụng
  • Bước 4: Ấn vào phần Properties để có thể thay đổi DNS máy tính.
  • Bước 5: Nhấn trực tiếp vào Internet Protocol Version 4
  • Bước 6: Lựa chọn Use the following DNS server addresses trong Internet Protocol Version 4 và đổi DNS tại đây.
DNS là gì
Các bước thay đổi DNS một cách đơn giản

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trước khi sử dụng DNS người dùng nên tìm hiểu một cách cụ thể và chi tiết cách sử dụng cũng như những lợi ích và công dụng và hệ thống này mang lại. Hoặc người dùng có thể liên hệ ngay với Vi tính Thịnh Tâm  để được hướng dẫn và lắp đặt sử dụng qua thông tin liên hệ như sau:

CÔNG TY TNHH TM-DV VI TÍNH THỊNH TÂM

  • Hotline/ Zalo: 0919.694.699
  • Văn Phòng: 028.6254.9844
  • Email: Nguyenxuanthinh19852014@gmail.com
  • Địa chỉ: 19/1 Nguyễn Ảnh Thủ, Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo    0393 694 699    zalo    0353 694 699    zalo    090 798 4255    zalo    0919 694 699