ROM là gì? ROM là bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài và có tác dụng để làm gì? Hầu hết, người dùng máy tính đều rất dễ nhầm lẫn giữa ROM và RAM. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và bạn cần phải phân biệt rõ ràng để có thể phát huy chính xác công năng của chúng. Để hiểu rõ hơn về ROM, hãy cùng Vi Tính Thịnh Tâm đọc ngay bài viết dưới đây.
ROM là gì?
ROM là gì? Đây là từ viết tắt tiếng Anh của “Read Only Memory” hay còn gọi là bộ nhớ chỉ đọc. Bộ nhớ này được sản xuất với thiết lập sẵn nhằm hỗ trợ quá trình sử dụng máy tính mượt mà và trơn tru hơn rất nhiều. Bộ nhớ ROM có chứa chương trình giúp máy tính khởi động. Có một điều quan trọng bạn cần biết đó là nếu không có ROM bạn sẽ không thể sử dụng máy tính.
Hiểu được ROM là gì, bạn sẽ biết ROM được dùng trong hệ thống điều khiển máy tính. Dữ liệu trong ROM chỉ đọc ra và không được phép ghi vào.
ROM là gì?
>>> Xem ngay: Dịch vụ sửa máy tính, laptop tại Quận 12 nhanh chóng, giá rẻ.
ROM là gì? Là bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài?
Một điều bạn cần ghi nhớ đó là ROM là bộ nhớ trong. ROM được trang bị thẳng trong máy tính và nó khác hoàn toàn với RAM. Dự liệu trong ROM là gì? Đây là dữ liệu bộ nhớ bất biến và sẽ không bị mất đi ngay cả khi bạn tắt máy tính.
Thêm nữa:
- Trong máy tính: ROM nằm bên trong thùng máy, thường nằm trong CPU. ROM đóng vai trò là bộ nhớ đệm nhanh và giúp cho thiết bị tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.
- Trong điện thoại: ROM là phân vùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành. Người dùng không thể ghi đè dữ liệu lên ROM nhưng hệ thống có thể ghi đè dữ liệu khi cập nhật hệ điều hành.
>>> Xem ngay: CGI là gì? Cách thức hoạt động của CGI.
Cấu trúc ROM là gì?
Cấu trúc ROM là gì? So với điện thoại thì cấu trúc ROM máy tính phức tạp hơn rất nhiều. Người dùng sẽ không thể thay đổi nội dung lưu trữ ở trong ROM. Cấu trúc ROM máy tính cụ thể gồm các phần như sau:
- Bộ giải mã hàng và giải mã cột (Bộ giải mã địa chỉ): Có vai trò quyết định thanh ghi nào trong dãy được phép đặt từ dữ liệu 8 bit của nó vào đường truyền.
- Bộ đệm đầu ra: Sử dụng mạch đệm 3 trạng thái. Nếu ở mức cao, nó sẽ ở trạng thái trở kháng cao. Ngược lại ở mức thấp, bộ đệm đầu ra sẽ chuyển dữ liệu ra ngoài.
- Máng thanh ghi: Đây là bộ phận lưu trữ dữ liệu được lập trình sẵn vào ROM và được sắp xếp theo ma trận vuông. Các thanh ghi sẽ chứa 1 từ 8 bit, gồm 1 ô nhớ bằng kích thước từ. Người dùng không thể lưu trữ dữ liệu vào các thanh ghi này.
Nhìn chung cấu trúc Rom máy tính khá phức tạp. Nếu bạn không hiểu rõ về máy tính thì khi đọc về ROM khá khó hiểu.
Cấu trúc ROM máy tính được chia thành 4 phần
>>> Xem ngay: Teraflop là gì? Thông tin hữu ích về Teraflop.
Các loại ROM hiện có
Sau khi biết ROM là gì, nhiều người thắc mắc về việc phân loại ROM. Trên thực tế có rất nhiều loại ROM đang sử dụng hiện nay gồm có:
- MROM – Bộ nhớ cũ đã bị khai tử
- PROM – Bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình
- EPROM – Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình
- EEPROM – Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình bằng điện
- ROM FLASH
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại ROM đáp ứng nhu cầu của bạn
Trên đây, bạn đã biết ROM là gì và cấu trúc, phân loại ROM. Hiểu rõ về ROM, bạn sẽ có thể sẽ dụng một cách hiệu quả và thông minh hơn rất nhiều.