Trong quá trình sử dụng laptop, đôi khi bạn sẽ không tránh khỏi việc gặp trục trặc, lỗi dù nặng hay nhẹ, nhất là với những chiếc laptop mua cũ càng dễ xảy ra sự cố. Để nắm bắt nhanh đâu là vấn đề đang mắc phải, Vitinhttc.com mời bạn tham khảo 8 lỗi thường gặp khi mua máy tính cũ và hướng xử lý trong bài viết sau nhé!
Lỗi do Pin CMOS
Đối với những chiếc máy tính đã qua sử dụng, rất khó tránh được tình trạng pin CMOS bị lỗi. Nếu nặng có thể khiến laptop bị chết pin gây ra nhiều bất tiện trong sử dụng. Chẳng hạn mỗi lần dùng máy tính bạn phải cắm trực tiếp cục sạc vào, thật trớ trêu nếu như có ngày bạn cần đem theo laptop ra ngoài, bởi bạn phải tìm được vị trí có nguồn điện bên cạnh mới dùng laptop được.
Cách xử lý trường hợp pin CMOS hỏng rất đơn giản, bạn chỉ cần thay mới viên pin là được. Dĩ nhiên đây là phương pháp không tối ưu vì khá tốn nhiều chi phí.
Lỗi RAM
RAM laptop xảy ra lỗi khi hoạt động là một trong số các lỗi rất thường gặp khi mua máy tính cũ. Dấu hiệu khi lỗi RAM có thể là phát ra âm thanh bất thường khi khởi động hoặc đã nhấn nút nguồn mở máy nhưng không lên màn hình, làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của bạn. Lúc này có 2 hướng giải quyết:
- Cách 1: Khởi động lại máy
Đây là cách làm phổ biến và thường được ứng dụng trong nhiều trường hợp, chứ không riêng gì lỗi RAM laptop. Reset máy là quá trình tắt toàn bộ các chương trình đang hoạt động trên nền máy tính, do đó nếu lỗi RAM xảy ra do sự tác động của một chương trình nào đó sẽ giúp hiện tượng lỗi RAM mất đi.
- Cách 2: Lắp lại các thanh RAM trên Mainboard
Nếu như đã thử reset lại máy mà vẫn chưa tìm được nguyên nhân, bạn hãy tiến hành kiểm tra và lắp lại các thanh RAM thử xem. Cách thực hiện như sau: Shutdown máy tính, gỡ nắp máy để rà soát lại xem các thanh RAM đã được đặt đúng vị trí chưa. Nếu chưa, bạn chỉ cần lắp lại cho chính xác, ngược lại nếu đây không phải vấn đề, bạn hãy đem máy đến trung tâm bảo hành uy tín để được các chuyên viên kiểm tra tổng thể.
Lỗi bị treo màn hình
Màn hình bị treo đôi khi sẽ xảy đến nếu máy tính bị nhiễm virus, gặp lỗi phần mềm hay có sự cố ở driver. Với vấn đề bị nhiễm virus, bạn có thể khắc phục bằng cách cài đặt một chương trình diệt virus chuyên dụng. Còn với sự cố lỗi phần mềm rất khó để khắc phục, bởi bạn sẽ không thể biết được đâu là ứng dụng/ chương trình bị lỗi để xóa nó đi.
Trong khi đó nếu máy tính bị treo do lỗi driver đang cài đặt quá cũ, không tương thích với phiên bản Windows hiện hành, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn.
Lỗi không bắt được wifi
Đây cũng là một lỗi thường gặp khi mua máy tính cũ. Trong trường hợp này bạn hãy thử tìm ra nguyên nhân trước tiên, đó có thể là một số lỗi như:
- Quên bật tính năng bắt Wifi trên Laptop.
- Driver Wifi đã lỗi thời, hoạt động kém, không ổn định.
- Lỗi do bộ phát wifi.
- Laptop bị nhiễm virus ảnh hưởng đến khả năng kết nối Wifi.
Lỗi hệ điều hành
Khi mua máy cũ, nếu bạn không kiểm tra cẩn thận rất dễ chọn nhầm chiếc máy đã bị lỗi hệ điều hành. Lúc này dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng đó là máy hoạt động chậm, đôi khi sẽ bị đơ làm gián đoạn công việc. Để khắc phục lỗi hệ điều hành, bạn có thể bật chế độ an toàn Safe Mode, đợi trong vài phút để ứng dụng chẩn đoán các lỗi đang gặp phải.
Thông thường nguyên nhân gây ra lỗi hệ điều hành là cài thiếu driver hoặc registry bị hỏng. Cách xử lý phổ biến nhất cho tình huống này đó là copy lại toàn bộ dữ liệu quan trọng và tiến hành cài đặt mới hệ điều hành là xong.
Lỗi ổ cứng laptop
Ổ cứng laptop bị hỏng cũng nằm trong số các lỗi thường gặp ở máy tính cũ. Ở trường hợp này, bạn nên nhanh chóng sao lưu hết dữ liệu quan trọng sang USB hay ổ đĩa khác. Sau đó đem máy đi sửa hoặc thay mới ổ cứng laptop.
Lỗi bàn phím
Bàn phím của những chiếc laptop đã qua sử dụng thường rất dễ bị mờ chữ, mờ số, liệt thậm chí là bong tróc ra… Với trường hợp bàn phím bị kẹt, bạn cần tháo rời bàn phím ra khỏi máy để dễ vệ sinh lau chùi bằng khăn ướt. Trong khi đó nếu bàn phím bị liệt, bạn nên vệ sinh kỹ phần chân phím hoặc thay lớp nhựa bàn phím cũ. Còn nếu lỗi quá nặng, bạn có thể tính đến việc mua mới bàn phím.
Lỗi máy quá nóng
Laptop có xu hướng xuống cấp theo thời gian, đặc biệt là các mẫu máy tính đã qua sử dụng. Nếu bạn dùng máy tính để chạy những chương trình đồ họa nặng hay chơi game rất dễ gặp phải hiện tượng nóng máy. Về lâu dài sẽ khiến tuổi thọ máy giảm. Giải pháp xử lý tốt nhất cho tình trạng nóng máy chính là tắt hẳn máy và vệ sinh sạch hệ thống thông gió. Hoặc nâng cấp thêm bios để laptop vận hành tốt hơn.
Xem thêm:
Trên đây là tổng hợp 8 lỗi thường gặp khi mua máy tính cũ, hy vọng bạn sẽ nắm được dấu hiệu và cách khắc phục sao cho tăng hiệu quả sử dụng của laptop nhé!